thumbnail

Cháy rừng Amazon đang đe dọa hàng ngàn sinh vật rừng nhiệt đới

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 3 phút đọc

cháy rừng Amazon và động vật.jpg

Năm 2020 là năm kỷ lục cho những trận cháy rừng theo Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE).

Theo WWF (Qũy Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã Thế Giới), các vụ cháy rừng nhiệt đới Amazon đã làm tăng các mối đe dọa đối với 265 loài thực vật và động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Khu rừng Amazon là nơi sinh sống của khoảng một triệu người bản địa và ba triệu loài thực vật và động vật, đã chứng kiến ​​một số vụ cháy kỷ lục trong năm nay. Theo Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia (Inpe), đã phát hiện 72.843 vụ cháy giữa tháng 1 và tháng 8 .

WWF nói rằng 'những vụ cháy rừng tồi tệ nhất có thể vẫn còn nguy cơ tái diễn thêm', làm tăng mối đe dọa đối với các loài bao gồm cả thú ăn kiến ​​khổng lồ và armadillo khổng lồ, cùng với 124 loài động thực vật khác chỉ sinh sống ở rừng Amazon.

động vật hoang dã Amazon.jpg

'Di sản sinh học'

Những người bảo vệ môi trường và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính của vụ hỏa hoạn là do chính sách của tổng thống Brazil - ông Jair Bolsonaro, người đã cam kết phát triển khu vực này để canh tác và khai thác khi ông nhậm chức vào tháng 1, bất chấp cảnh báo của các nhà bảo tồn xung quanh nạn phá rừng.

Bây giờ WWF đang kêu gọi các chính trị gia và các tập đoàn chịu trách nhiệm và cố gắng bảo vệ rừng và cư dân của nó. Mauricio Voivodic, giám đốc điều hành của WWF Brazil, nói rằng: "Chúng ta cần bảo vệ và duy trì các khu rừng. Chính phủ và xã hội cần lên tiếng rằng không còn chấp nhận phá hủy di sản sinh học của chính mình.

"Chính phủ liên bang cần đảm bảo rằng các khu vực được bảo vệ và đất đai bản địa được bảo vệ hiệu quả khỏi các hoạt động phá rừng bất hợp pháp. Khu vực doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo sản phẩm không từ nạn phá rừng."

Mỗi năm, diện tích rừng Amazon lại bị thu hẹp dần đi, và mặc dù có rất nhiều biện pháp được lập ra, nguyên nhân chính gây ra tình trạng cháy rừng nặng nề này là sự tiêu thụ thịt quá mức. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn thuần chay, thuần thực vật để làm giảm gánh nặng khí thải nhà kính, cũng như nguy cơ đốt rừng để làm chỗ chăn nuôi gia súc. Nếu bạn cần thêm kiến thức dinh dưỡng cũng như các mẹo vặt để bắt đầu hành trình thuần chay, hãy tham gia thử thách 7 ngày thuần chay hoàn toàn miễn phí để nhận lời khuyên từ các chuyên gia.

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 3 phút đọc