thumbnail

Gấu trúc đỏ đang trên bờ vực tuyệt chủng vì con người

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 2 phút đọc

Trên bờ vực tuyệt chủng

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng các hoạt động của con người đẩy loài gấu trúc đỏ đến bờ vực tuyệt chủng.

Được công bố trên tạp chí Landscape Ecology, nghiên cứu cho thấy các dự án cơ sở hạ tầng, như đường đi và khu định cư của con người, đang tác động đến môi trường sống của gấu trúc đỏ, cũng như hạn chế sự di chuyển của chúng. Hiện tại, chỉ còn khoảng 10.000 con gấu trúc đỏ đang sinh sống trong tự nhiên.

Để đánh giá tác động của con người, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland, Đại học Nam Queensland và Mạng gấu trúc đỏ đã theo dõi 10 con gấu trúc đỏ trong 12 tháng ở miền đông Nepal.

Theo tác giả chính, ông Damber Bista, gấu trúc đỏ đang thay đổi hoạt động để “giảm thiểu tương tác của chúng với những sự xáo trộn, chẳng hạn như con người, chó hoặc gia súc”.

Ông nói thêm: "Điều này đang can thiệp mạnh mẽ vào các tương tác tự nhiên giữa các loài động vật, dẫn đến sự cô lập quần thể."

Mất đi môi trường sống không phải là mối đe dọa duy nhất mà gấu trúc đỏ phải đối mặt. Chúng cũng có nguy cơ bị săn trộm và vô tình mắc bẫy (mắc kẹt vào bẫy dành cho các loài động vật khác.

Vì vậy, ông Bista nói rằng ông đang "lo lắng về tương lai của loài này."

gau truc do.jpeg

Bảo vệ gấu trúc đỏ

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), gấu trúc đỏ đang bị đe dọa tuyệt chủng, tức là chỉ còn một bước nữa là sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Giai đoạn tiếp theo sau đó tuyệt chủng trong tự nhiên.

Liên minh cũng lưu ý trên trang web của mình rằng họ đã không đánh giá tình trạng của gấu trúc đỏ kể từ năm 2015.

Ông Bista lưu ý: “Khi các khu rừng phù hợp bị thu hẹp, gấu trúc đỏ phải cân nhắc các lựa chọn của nó về cách để tồn tại tốt nhất”. “Sự đánh đổi này có thể dẫn đến tăng nguy cơ tử vong và suy giảm dân số trong thời gian dài”.

Tuy nhiên, ông cho rằng con người có thể và nên làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự tồn tại của gấu trúc đỏ.

Ông nói thêm rằng giới hạn tốc độ và hạn chế tiếng ồn có thể giúp gấu trúc đỏ, cũng như bảo vệ động vật hoang dã băng qua đường nhiều hơn. Ông cũng lưu ý rằng, trong các mùa giao phối và sinh sản, các hoạt động của con người cần được “quy định chặt chẽ”. Ngoài ra, trong tương lai, giảm nạn phá rừng để trồng trọt và chăn nuôi gia súc cũng góp phần rất lớn để bảo tồn loài động vật này.

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 2 phút đọc