thumbnail

Chế độ ăn thịt có tốt cho sức khỏe không?

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 6 phút đọc

Chế độ ăn toàn thịt thường được quảng cáo là phương thuốc chữa bách bệnh hoàn hảo để giải quyết các vấn đề sức khỏe và hỗ trợ giảm cân, nhưng chế độ này có thực sự tốt cho sức khỏe?

Chế độ ăn toàn thịt thường được coi là một cách ăn uống 'tự nhiên' giúp giảm cân, cải thiện tâm trạng của bạn và có thể giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe.

Điều này đã trở thành thời thượng chính bởi những người như Joe Rogan - anh thường xuyên quảng bá chế độ ăn này trên podcast của mình.

Nhưng chế độ ăn này có lành mạnh không? Và khoa học nói gì?

thèm ăn.jpeg

Bạn có thể ăn gì trong chế độ ăn toàn thịt?

Đầu tiên, điều quan trọng cần lưu ý là các định nghĩa về chế độ ăn toàn thịt có thể hơi khác nhau giữa các nguồn khác nhau. Một số người hoàn toàn ăn thịt sống, trong khi những người khác lại nấu chín.

Một số người theo chế độ ăn toàn thịt cũng bổ sung một lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose thấp trong bữa ăn của họ, cũng như trứng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ ăn thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà tây, thịt nội tạng.

Trà, cà phê và các đồ uống khác làm từ thực vật thường không được cho phép. Và tương tự, họ cũng từ chối các loại đậu, đậu tương, tinh bột, trái cây và rau.

Các chuyên gia sức khỏe nói gì?

Chuyên gia sức khỏe hàng đầu về dinh dưỡng thực vật, Tiến sĩ Neal Barnard thường xuyên lên tiếng về chế độ ăn toàn thịt này. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Plant Based News, ông ấy đã gọi chế độ ăn kiêng này là "thậm chí còn ngu ngốc hơn keto".

Tiến sĩ Barnard đưa ra nhận xét của mình về chế độ ăn này khi nói chuyện với PBN Klaus Mitchell, trong một buổi phỏng vấn nhanh.

“Ngay khi bạn nghĩ rằng thế giới không thể tồi tệ hơn nữa, ai đó lại nghĩ ra một thứ gì đó thậm chí còn gây sửng sốt [hơn cả chế độ ăn kiêng low carb bao gồm Atkins và Keto],” Tiến sĩ Barnard nói về chế độ ăn kiêng toàn thịt.

“Carbohydrate là trái cây và rau củ giàu tinh bột, ngũ cốc giàu tinh bột và đậu - tất cả những thứ này dành cơ thể bạn. Vì vậy, nếu bạn ngừng ăn nhiều loại thực phẩm như vậy, bạn sẽ giảm cân. Nhưng thời gian trôi qua, bạn sẽ không thể sống với điều đó.

“Và thật may mắn vì việc ăn chế độ này lâu dài có thể gây rủi ro bao gồm bệnh tim, bệnh Alzheimer, và những bệnh khác".

“Và những người ủng hộ chế độ ăn này cũng không trung thực. Trước đây, khi thực hiện các nghiên cứu về chế độ ăn ít carbohydrate, họ sẽ mô tả trung thực hơn khi mọi người có phản ứng bất lợi, chẳng hạn như mức cholesterol cao ồ ạt. Bây giờ họ chỉ báo cáo mức trung bình, vì vậy mức cholesterol trung bình chỉ tăng khoảng 10 điểm".

"Điều thực sự đã xảy ra là chỉ một số người ăn chế độ này giảm cân, nhưng đối với những người khác, cân nặng của họ lại tăng thêm, trong khi báo cáo lại che giấu điều đó".

thiếu chất.jpeg

Chế độ ăn kiêng toàn thịt có an toàn không?

Hầu hết các mối quan tâm xung quanh chế độ ăn toàn thịt đều liên quan đến việc thiếu vitamin trong bữa ăn, đặc biệt là vitamin C.

Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến, Tiến sĩ tim mạch Joel Kahn đã chỉ trích những người ‘bám víu’ vào chế độ ăn toàn thịt là ‘thuốc chữa bách bệnh’.

"Tuy nhiên, trong thịt có chứa rất ít, hoặc không hề có vitamin C. Đây là khoáng chất quan trọng nhất để xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C cũng có rất nhiều lợi ích lên cơ thể. Việc thiếu vitamin C có thể làm chảy máu nướu răng, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể làm hỏng răng".

Thịt có tốt cho sức khỏe không?

Hầu hết các tổ chức y tế ủng hộ việc tiêu thụ ít thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt đỏ là chất gây ung thư Nhóm 2A.

Điều này có nghĩa là các sản phẩm như thịt lợn, thịt bò và thịt cừu 'có thể gây ung thư'.

Hơn nữa, WHO cũng đưa ra bằng chứng mạnh mẽ nhất về mối liên quan giữa việc ăn thịt đỏ đối với bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, cũng có bằng chứng về mối liên hệ giữa thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

thuốc chữa bệnh.jpeg

Bệnh tim mạch

Chế độ ăn kiêng toàn thịt rất có thể sẽ có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Tiến sĩ Joel Kahn nói rằng dung nạp quá nhiều lượng chất béo bão hòa có thể gây ra bệnh tim.

Bài nghiên cứu Giảm hấp thu chất béo bão hòa cho bệnh tim mạch trên tragn Cochrane Database, một trong những tổ chức nghiên cứu uy tín nhất thế giới, đã kiểm nghiệm trên 59.000 người và thông tin rất chi tiết về chế độ ăn uống của họ. Kết quả là, khi giảm thịt đỏ và những thực phẩm đã qua chế biến, bình quân trong 2 năm, người tham gia có thể giảm 21% nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, suy tim hoặc chết vì bệnh tim.

Theo trang Plantbasednews Chế độ ăn thịt có thật sự tốt?

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 6 phút đọc