Quần thể động vật hoang dã suy giảm đến 73% trong 50 năm qua
thumbnail

Quần thể động vật hoang dã suy giảm đến 73% trong 50 năm qua

Viết bởi Trang Vương - 10 phút đọc

Một báo cáo mới cảnh báo rằng loài người có thể đang tiến gần đến "điểm không thể quay lại" đối với thiên nhiên.

Theo một đánh giá mới của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), kích thước trung bình của các quần thể động vật hoang dã đã giảm 73% kể từ năm 1970. Xu hướng quần thể của 5.495 loài lưỡng cư, chim, cá, thú có vú và bò sát cho thấy sự suy giảm đáng báo động trên toàn cầu. Báo cáo Living Planet Report cảnh báo rằng thế giới đang đạt đến “các điểm giới hạn nguy hiểm” đối với thiên nhiên. Báo cáo này được công bố trước thềm hội nghị COP16 về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc và hội nghị COP29 về khí hậu. images (2).jpeg Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Châu Mỹ Latinh và Caribe, nơi quy mô quần thể động vật hoang dã đã giảm tới 95%. Các loài nước ngọt, chẳng hạn như cá hồi Đại Tây Dương, chịu tác động nặng nề nhất, với mức giảm 85% trong vòng 50 năm. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là hoạt động nông nghiệp gây mất môi trường sống và làm suy thoái hệ sinh thái. Đối với các loài sống trong môi trường nước ngọt, việc phân mảnh sông suối do xây dựng đập và việc rút nước phục vụ nông nghiệp là những mối đe dọa nghiêm trọng.

Báo cáo cảnh báo rằng thế giới có thể đang tiến gần đến "điểm không thể quay lại" đối với thiên nhiên. Ô nhiễm, thay đổi mục đích sử dụng đất và cuộc khủng hoảng khí hậu đang đẩy các hệ sinh thái đến bờ vực sụp đổ. Nếu chạm đến một số "điểm giới hạn" nhất định, tình trạng mất đa dạng sinh học có thể tăng tốc không thể kiểm soát.

Ví dụ, các rạn san hô đang đối mặt với nguy cơ tàn phá hàng loạt do hiện tượng nóng lên của đại dương và việc đánh bắt quá mức các loài quan trọng cho sự cân bằng của hệ sinh thái này. Nếu các rạn san hô biến mất, nhiều loài sinh vật biển và cộng đồng ven biển sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Các chính phủ sẽ phải chứng minh các kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học của họ phù hợp với các mục tiêu đã đề ra tại COP15 trong hội nghị năm nay. Năm 2023, 196 quốc gia đã thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu Kunming-Montreal, một lộ trình nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với thiên nhiên. Tuy nhiên, WWF cảnh báo rằng hiện tại, "các chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học còn thiếu sót, thiếu nguồn lực tài chính và hỗ trợ thể chế cần thiết."

Theo Plant-based News

Viết bởi Trang Vương - 10 phút đọc