Thị trường thực phẩm thuần chay dự đoán sẽ đạt 46,09 tỷ usd vào năm 2033
thumbnail

Thị trường thực phẩm thuần chay dự đoán sẽ đạt 46,09 tỷ usd vào năm 2033

Viết bởi Trang Vương - 10 phút đọc

Thị trường thực phẩm thuần chay được dự đoán sẽ đạt 46,09 tỷ USD vào năm 2033, tăng từ mức 20,06 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,68% trong giai đoạn 2025–2033.

Sự phát triển mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố: nhận thức ngày càng cao về môi trường, phúc lợi động vật, ý thức chăm sóc sức khỏe, sự đổi mới trong sản phẩm thuần chay, số lượng người ăn chay ngày càng tăng, khả năng tiếp cận sản phẩm tốt hơn, ảnh hưởng từ mạng xã hội, cũng như sự hậu thuẫn của các tập đoàn thực phẩm lớn. women-eating-vegan-food.jpg Thị trường thực phẩm thuần chay đang mở rộng nhanh chóng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Bắc Mỹ hiện dẫn đầu về nhu cầu này, nhờ vào sự quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Tiếp theo là châu Âu, nơi chế độ ăn thực vật cũng ngày càng được ưa chuộng. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đang tăng trưởng nhanh nhờ nhận thức về sức khỏe ngày càng cao và truyền thống ăn chay lâu đời. Dù mức độ chấp nhận còn chậm hơn, nhưng sự quan tâm đến thực phẩm có nguồn gốc thực vật đang tăng lên ở khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông – những nơi mà thị hiếu văn hóa và vùng miền vẫn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường.

Lối sống ít vận động đang phổ biến ở nhiều quốc gia, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và bệnh tim mạch. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo rằng đến năm 2030, tỷ lệ béo phì sẽ đặc biệt cao tại Mỹ (47%), Mexico (39%) và Anh (35%). Nhận thức ngày càng cao về phúc lợi động vật và tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thực phẩm cũng khiến nhiều người chuyển sang chế độ ăn thực vật. 2d4ea32ed14a1f75cf1b454748dfa99cd4a1fa62.jpeg Khi con người nhiểu rõ hơn về đạo đức trong chăn nuôi, họ có xu hướng đưa ra những lựa chọn phù hợp với giá trị cá nhân của mình. Điều này cho thấy một sự dịch chuyển rõ rệt sang các lựa chọn thuần chay. Những người quan tâm sâu sắc đến phúc lợi động vật có thể quyết định không tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật. Họ chọn chế độ ăn dựa hoàn toàn vào thực vật – không gây đau đớn hay ngược đãi động vật.

Nhu cầu về một hệ thống sản xuất thực phẩm nhân đạo hơn đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của rất nhiều giải pháp thuần chay. Phong trào này đang ngày càng lan rộng, với mục tiêu tạo ra một văn hóa ẩm thực tử tế hơn với muôn loài, nhờ vào nhận thức xã hội ngày càng cao về sự tàn nhẫn trong chăn nuôi công nghiệp và các hình thức thử nghiệm trên động vật.

Nhiều người chủ động tìm kiếm các sản phẩm thay thế thuần chay để ủng hộ một hệ thống thực phẩm nhân văn hơn. Đáp lại nhu cầu ngày càng lớn này, các doanh nghiệp và nhà sản xuất thực phẩm đã sáng tạo và tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm thuần chay độc đáo và hấp dẫn. Ví dụ, theo tạp chí kinh doanh thuần chay Vegconomist, trong số 130 triệu người Mexico, có đến 20% hiện đã lựa chọn lối sống thuần chay – không tiêu thụ thực phẩm hay đồ uống có nguồn gốc từ động vật. Thêm vào đó, sự gia tăng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và đột quỵ cũng góp phần củng cố niềm tin vào phong trào thuần chay như một giải pháp lành mạnh và bền vững hơn.

Ở nhiều nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Ireland, Israel và Canada, chủ nghĩa thuần chay đang trở nên ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng đang dần từ bỏ các sản phẩm thịt, nhường chỗ cho thực phẩm thực vật. Khi nhận ra lợi ích sức khỏe từ chế độ ăn chay – như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm – ngày càng nhiều người chuyển sang lựa chọn này. Nếu các sản phẩm thay thế sữa và thịt tiếp tục phát triển, điều đó sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang lối sống thuần chay trên toàn cầu.

Viết bởi Trang Vương - 10 phút đọc