Năm đầu tiên nhiệt độ trái đất vượt ngưỡng khí hậu 1.5 độ C
Tình trạng nóng lên toàn cầu lần đầu tiên đã vượt quá 1.5 độ C trong suốt một năm.
Mức vượt ngưỡng kéo dài một năm này không có nghĩa là thế giới đã phá vỡ giới hạn Hiệp định Khí hậu Paris, nhưng về lâu dài khả năng điều này xảy ra sẽ tăng lên. Giới hạn 1.5 độ C là một hiệp ước có tính ràng buộc về mặt pháp lý năm 2015 với 195 bên ký kết nhằm vạch ra lộ trình đối phó với biến đổi khí hậu.
Cơ quan Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của châu u đã báo cáo phát hiện của mình vào đầu tháng này sau khi đo nhiệt độ từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.
Trong giai đoạn này, chương trình đã ghi nhận nhiệt độ toàn cầu trung bình trong 12 tháng đạt mức cao nhất từng được ghi nhận, hơn 1.52 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hơn nữa, tháng 1 năm 2024 là tháng 1 nóng nhất được ghi nhận, khiến đây là tháng thứ 8 liên tiếp có kỷ lục nóng nhất.
CS3 cũng đưa tin mặt biển thế giới đang ở mức nhiệt độ trung bình cao nhất từng được ghi nhận, vượt qua các kỷ lục trước đó ngày 23 và 24/8/2023.
Theo dữ liệu của CS3, tháng 1 nóng hơn 1.66 độ C so với ước tính mức trung bình của tháng 1 trong giai đoạn 1850 – 1900, đây là khoảng thời gian tham chiếu tiền công nghiệp được chỉ định dùng để đo lường sự nóng lên toàn cầu thảm khốc do con người gây ra.
Với những thiệt hại đã xảy ra, việc duy trì mức tăng dưới 1.5 độ C được nhiều người xem là kịch bản lý tưởng vì nó sẽ làm giảm bớt một số tác động nghiêm trọng nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiệp định Paris chính thức đặt ra mục tiêu duy trì sự nóng lên của Trái đất “thấp hơn nhiều” giới hạn khó khăn hơn là 2 độ C, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chỉ cần tăng hơn 1.5 độ C dù là rất ít cũng có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thảm họa khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Vì vậy, mặc dù lần vượt ngưỡng đầu tiên kéo dài 12 tháng này không vi phạm Hiệp định Paris, nhưng có khả năng Trái đất sẽ nóng hơn nữa. Đối với các quốc đảo và vùng trũng đang phải trải qua những khó khăn liên quan đến hiện tượng nóng lên, mức tăng nhiệt độ lên 1.5 độ C trong nhiều năm - điều mà nhiều nhà khoa học tin rằng hiện nay là không thể tránh khỏi - có thể là một mối đe dọa.
Năm vừa qua đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoan chưa từng như cháy rừng, bão, lũ lụt, hạn hán và lượng mưa thay đổi, tất cả đều gây ra sự tàn phá môi trường thảm khốc, mất mùa, dịch bệnh và tử vong.
Ngành chăn nuôi là nguyên nhân hàng đầu gây ra khủng hoảng khí hậu. Ngoài việc chịu trách nhiệm cho ít nhất 16,5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nó còn là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng đất, mất đa dạng sinh học, tuyệt chủng giống loài, sử dụng nước ngọt và ô nhiễm.
Các chuyên gia từ lâu đã tuyên bố rằng thế giới cần sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống thực phẩm nếu chúng ta muốn có hy vọng tránh được sự sụp đổ về khí hậu. Một nghiên cứu của Đại học Oxford được công bố vào năm 2023 cho thấy chế độ ăn dựa trên thực vật dẫn đến lượng khí thải ít hơn 75% so với chế độ ăn từ động vật. Tác giả nghiên cứu, Giáo sư Peter Scarborough tại Đại học Oxford cho biết việc cắt giảm thịt và sữa trong chế độ ăn uống của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với môi trường.
Theo Plant-based News