Cơ hội nào cho thị trường thịt thực vật Đông Nam Á?
Đông Nam Á là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, được thúc đẩy bởi dân số khổng lồ và mức độ giàu có đang tăng dần, hai điều này đang thúc đẩy nhu cầu về đạm. Ngay cả ở giai đoạn đầu này, sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất chăn nuôi đã gây thêm áp lực lên khí hậu và an ninh lương thực, dẫn đến nạn phá rừng, cạn kiệt nguồn nước và phát thải khí nhà kính ở mức độ cực kỳ cao. Tất cả những điều này đòi hỏi cần phải có một sự thay đổi lớn.
Thịt làm từ thực vật được xác định là cơ hội đầy hứa hẹn để đáp ứng nhu cầu lương thực đang tăng cao đồng thời giảm lượng phát thải nhà kính khổng lồ của ngành chăn nuôi. Thật không may, có một trở ngại: người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang do dự trong việc từ bỏ thịt.
Theo cuộc khảo sát lần đầu tiên do tổ chức phi lợi nhuận Good Food Institute Asia Pacific (GFI APAC) ủy quyền và công ty nghiên cứuThe Good Growth Co. thực hiện, hầu hết người tiêu dùng Đông Nam Á không có ý định giảm mức tiêu thụ thịt của họ — và gần một phần tư muốn tăng mức tiêu thụ này.
Đọc tới đây chắc mọi người sẽ nghĩ đây có vẻ là tin xấu đối với thịt từ thực vật. Nếu người tiêu dùng địa phương không quan tâm nhiều đến thịt thực vật mà còn ngược lại — thì còn cơ hội nào để thúc đẩy thị trường hướng tới các loại protein thay thế?
Tuy nhiên, dữ liệu mới cho thấy thịt thực vật có thể phát triển mạnh tại thị trường Đông Nam Á. Để làm được điều này, sẽ đòi hỏi các nhà sản xuất nhắm đến các phân khúc đối tượng mà thoạt nhìn có vẻ không phù hợp và phát triển thông điệp khác so với cách các sản phẩm có nguồn gốc thực vật được tiếp thị ở các nơi khác trên thế giới.
Ở Đông Nam Á, người ưa chuộng thịt thực vật nhất cũng là người hay ăn thịt nhất Trong nghiên cứu, phân khúc đối tượng bày tỏ sự hào hứng nhất với thịt có nguồn gốc thực vật (được phân loại là “Người đam mê”) là nhóm ăn thịt thường xuyên nhất và có khả năng tiêu thụ thịt nhiều hơn.
Nguyên tắc tương tự này cũng đúng với đối tượng ở hướng ngược lại: những người tiêu thụ thịt động vật ít thường xuyên nhất lại hoài nghi thịt có nguồn gốc thực vật. Dữ liệu này nhất quán trên tất cả sáu thị trường của nghiên cứu – Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines – cho thấy rằng người tiêu dùng Đông Nam Á nhìn chung đang tìm kiếm sự đa dạng về đạm hơn là thay thế thịt.
Trong khi một bộ phận nhỏ người tiêu dùng được khảo sát (trung bình 9%) chưa bao giờ nghe nói đến thịt có nguồn gốc thực vật, thì một nhóm lớn hơn nhiều (44%) đã nghe nói về sản phẩm này nhưng chưa bao giờ ăn thử. Hiện chỉ có 5% người tiêu thụ thịt thực vật thường xuyên, điều này cho thấy dư địa tăng trưởng thị trường rất lớn đối với các phân khúc đối tượng chưa thử qua thịt thực vật.
Người tiêu dùng Đông Nam Á tin rằng thịt thực vật tốt cho sức khỏe Tin vui là gần 2/3 số người tham gia khảo sát đã chọn “lành mạnh” làm mô tả hàng đầu cho thịt thực vật, tiếp theo là “dễ tiêu hóa”, “vị ngon” và “giàu đạm”. Nhận thức tiêu cực về chế biến quá mức hoặc phụ gia thực phẩm được xếp hạng thấp hơn nhiều và chủ yếu tập trung ở các phân khúc không có ý định tiêu thụ thịt có nguồn gốc thực vật.
Giá cả sẽ quyết định sự thành công của thịt thực vật ở Đông Nam Á Gần một nửa số người tiêu dùng cho biết nếu thịt thực vật có giá cả phải chăng hơn thì họ sẽ ăn nhiều hơn. Yếu tố này được xếp hạng cao hơn các thuộc tính liên quan đến dinh dưỡng, mùi vị hoặc tính sự phổ biến dễ tìm mua của sản phẩm.
Nếu thịt làm từ thực vật có thể đạt được mức giá thấp hơn 20% so với thịt thông thường thì hơn 80% tổng số người tiêu dùng sẽ mua.
Kết luận Những phát hiện chính từ nghiên cứu này cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thịt làm từ thực vật ở các nhóm nhân khẩu học khác nhau, trong đó thế hệ trẻ tỏ ra đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, các khu vực thành thị đang chứng kiến sự gia tăng các sản phẩm từ thực vật do mức độ tiếp xúc và khả năng tiếp cận ngày càng tăng.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu thị hiếu địa phương và sắc thái văn hóa khi giới thiệu các sản phẩm thay thế từ thực vật cho các sản phẩm thịt truyền thống. Bằng cách điều chỉnh cho phù hợp với khu vực và giải quyết những lo ngại về giá cả, các công ty có thể tận dụng tiềm năng thị trường đang phát triển.
Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò các chính sách của chính phủ và các sáng kiến của ngành trong việc thúc đẩy môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường thịt thực vật. Các biện pháp hỗ trợ như trợ cấp, khuyến khích và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có thể đẩy nhanh việc áp dụng các lựa chọn thay thế thực phẩm bền vững và góp phần giảm thiểu các thách thức môi trường.
Tóm lại, nghiên cứu nêu bật những cơ hội chưa được khai thác đối với thịt làm từ thực vật ở Đông Nam Á, báo hiệu một hướng đi đầy hứa hẹn cho ngành này trong khu vực. Với các cách tiếp cận chiến lược và nỗ lực hợp tác, các bên liên quan có thể tận dụng thị trường đang phát triển này và thúc đẩy một hệ sinh thái thực phẩm bền vững hơn.